Việc bảo trì và bảo dưỡng là một trong những việc hết sức quan trọng trong vận hành hệ thống điều hòa trung tâm Chiller tại cơ sở, nhằm tạo cho hệ thống chiller những kiểm soát đo đếm được cũng như tránh được các hỏng hóc không đáng có và các sự cố bất chợt xảy ra trong quá trình hoạt động và vận hành máy.
I. 5 dấu hiệu cho thấy hệ thống đang cần được bảo trì
Khi con người làm việc, cũng cần có lúc nghỉ ngơi, thư giãn. Và máy móc cũng vậy. Hệ thống máy làm lạnh công nghiệp Chiller công suất lớn thường xuyên phải vận hành làm việc liên tục, chắc chắn không thể tránh khỏi những lúc hư hỏng, xuống cấp. Dưới dây là 5 dấu hiệu có thể cho ta biết hệ thống của mình có đang cần được bảo trì hay không.
- Hệ thống chiller báo lỗi áp suất cao HP, áp suất thấp LP.
- Máy giải nhiệt kém, dẫn đến giảm hiệu suất.
- Hệ thống chiller, hệ thống tuần hoàn nước, tháp giải nhiệt bị cáu cặn.
- Lưu lượng nước không ổn định.
- Sau thời gian hoạt động, máy bị giảm hiệu suất, nhiệt độ giàn ngưng và máy nén tăng cao bất chợt.
Ngoài ra, để tránh trường hợp máy móc phát sinh sự cố hỏng hóc dù hệ thống được hoạt động trong điều kiện thuận lợi như thế nào đi chăng nữa. Các chủ đầu tư vẫn nên cân nhắc bảo dưỡng định kỳ hệ thống Chiller của mình để hệ thống đạt trạng thái tốt nhất.
II. 3 bước bảo dưỡng điều hòa trung tâm Chiller giải nhiệt nước
1. Bảo dưỡng Máy nén
Chúng ta thường ví máy nén giống như một trái tim của bất kỳ một hệ thống lạnh nào, chính vì vậy việc bảo dưỡng máy nén là công đoạn cực kỳ quan trọng và phải được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt, bền, hiệu suất làm việc cao.
- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy nén một lần. Dù máy ít chạy thì trong vòng 1 năm cũng phải đại tu ít nhất 1 lần.
- Với các hệ thống dừng lâu ngày, trước khi tiến hành chạy máy đều phải kiểm tra tình trạng của máy nén.
- Nếu máy nén vận hành khoảng 8 giờ/ngày thì 1 năm nên thay dầu 1 lần, còn nếu chạy 24 giờ/ngày thì nên tiến hành thay dầu 6 tháng một lần. Loại dầu theo yêu cầu nhà sản xuất (loại máy nén, loại gas lạnh.v.v.).
Bảo dưỡng máy nén hệ thống điều hòa trung tâm Chiller
2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi
Như chúng ta đã biết, thiết bị ngưng tụ có tác dụng hạ nhiệt môi chất lạnh có nhiệt độ cao và áp suất cao sau khi ra khỏi đầu đẩy của máy nén. Khi thiết bị ngưng tụ làm việc kém hiệu quả, nhiệt độ và áp suất của môi chất lạnh không được hạ xuống theo đúng yêu cầu có thể dẫn đến một loạt các hệ quả sau đây:
- Năng suất lạnh giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
- Công nén tăng và khiến máy nén có thể xảy ra tình trạng quá tải.
- Nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến dầu bôi trơn bị biến tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động trơn tru của hệ thống.
Thiết bị bay hơi bị cáu cặn, lâu ngày không bảo dưỡng
Tương tự như thiết bị ngưng tụ, khi thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì thời gian làm lạnh tăng, nước không được hạ nhiệt xuống nhiệt độ yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập lỏng.
Việc bảo dưỡng sẽ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
Quy trình bảo dưỡng:
- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Hóa chất chuyên dụng là Scan-313, sau đó tiến hành thổi khô bằng khí nén.
Hóa chất vệ sinh chuyên dụng Scan-313.
- Để vệ sinh thì cũng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.
- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng máy chuyên dụng hoặc dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
Thụt rửa thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi.
3. Bảo dưỡng hệ thống bơm và tháp giải nhiệt
Nếu ví máy nén là trái tim của một hệ thống lạnh thì hệ thống bơm nước và tháp giải nhiệt chắc chắn sẽ là các mạch máu được luân chuyển bên trong hệ thống chiller giải nhiệt nước. Sau một thời gian dài hoạt động, chắc chắn chúng cũng cần được bảo trì để có thể đạt trạng thái hoạt động tốt nhất.
Thông thường hệ thống bơm trong hệ thống sẽ có 3 loại chính:
- Hệ thống bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Hệ thống bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Hệ thống bơm môi chất lạnh.
Hệ thống bơm và tháp giải nhiệt.
Tất cả các bơm này dù sử dụng để bơm nước hay chất tải lạnh nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Thường thì sẽ vệ sinh hệ thống bơm một lần/tháng tùy theo điều kiện nơi làm việc mà có thể rút ngắn thời gian vệ sinh lại.
Quy trình bảo dưỡng bao gồm 6 bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục.
- Bước 2: Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.\
- Bước 3: Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Bước 4: Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
- Bước 5: Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có).
- Bước 6: Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
Trong một hệ thống Chiller, hệ thống làm mát sẽ được lắp đặt toàn thành một vòng tròn giải nhiệt. Chức năng chính của tháp giải nhiệt là tạo ra dòng nước lạnh với mức nhiệt khoảng 8 độ C. Dòng nước này chuyển động theo các đường ống di chuyển đi đến thiết bị thiết bị ngưng tụ, nhằm hạ nhiệt độ môi chất lạnh trước khi đi vào van tiết lưu.
Khi tháp giải nhiệt hoạt động không hiệu quả, nước sẽ không được hạ xuống nhiệt độ yêu cầu để giải nhiệt cho môi chất lạnh khiến chúng không thể ngưng tụ hết. Hậu quả sẽ dẫn đến nhiệt độ cuối tầm nén cao, máy nén có thể quá tải và ngừng hoạt động. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt sẽ giúp nước làm mát bình ngưng luôn được giữ ở nhiệt độ ổn định, từ đó đảm bảo hiệu suất làm việc của bình ngưng.
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt sẽ bao gồm 6 bước:
- Bước 1: Tiến hành loại bỏ hết cáu cặn trong tháp giải nhiệt.
- Bước 2: Vệ sinh các ống dẫn nước ra vào tháp.
- Bước 3: Kiểm tra dầu bôi trơn.
Bảo dưỡng tháp giải nhiệt.
- Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện của tháp.
- Bước 5: Vệ sinh bên quạt gió, vỏ tháp.
- Bước 6: Vận hành tháp giải nhiệt sau khi bảo dưỡng.
3. Những lưu ý khi bảo dưỡng hệ thống chiller giải nhiệt nước.
Trong quá trình bảo dưỡng Chiller, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau đây để tránh gặp phải sự cố không mong muốn khi bảo dưỡng:
- Để đảm bảo sự an toàn, trước khi có ý định bảo dưỡng toàn bộ hệ thống hãy đảm bảo bạn tắt hết tất cả nguồn điện.
- Hoạt động bảo dưỡng Chiller cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình bảo dưỡng để hạn chế xảy ra sai sót hay tiếp tục hỏng hóc, tránh việc bảo dưỡng bị phí công vô ích.
- Để hệ thống có thể hoạt động ở trạng thái tốt nhất, chúng ta nên tiến hành các hoạt động bảo trì thường xuyên tối thiểu từ 6 tháng cho tới 1 năm, tránh kéo dài thời gian quá lâu sẽ dễ xảy ra hỏng hóc, ảnh hưởng tới quy trình vận hành của toàn bộ hệ thống.
- Khi tiến hành bảo trì bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này để bảo đảm việc bảo dưỡng được tiến hành tốt nhất và sử dụng những linh kiện chính hãng trong việc sửa chữa máy móc, để máy sau khi bảo dưỡng có thể hoạt động tối ưu.
- Sau khi tiến hành bảo dưỡng xong, cần chú ý ghi chép lại những thông số kĩ thuật để dễ dàng theo dõi và lên kế hoạch cho những lần bảo dưỡng tiếp theo.
Bảo dưỡng hệ thống Chiller giải nhiệt nước là công đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng thường xuyên bị các doanh nghiệp “lãng quên”, hoặc chưa đánh giá đúng tầm tác dụng của nó. Do đó, nếu bạn đã từng bỏ lơ khâu bảo trì, hoặc chưa hình thành cho mình thói quen bảo dưỡng Chiller định kỳ với đội ngũ chuyên môn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0966.793.688 để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ kịp thời cho bạn.
Có thể bạn quan tâm:
>>Click vào đây để gửi thư góp ý
CHUYÊN GIA VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ CÔNG NGHIỆP
♻️Công ty Cổ phần Panoma Việt Nam
☎️Phòng Kinh doanh: 0966. 793. 688
☎️Phòng Kỹ thuật Tư vấn: 0967.855.559
☎️Phòng Bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm: 0966.293.988
☎️Hotline nhận phản hồi, ý kiến đánh giá của khách hàng: 024.777.88088