Các công trình hiện nay hầu hết phấn đấu xây dựng đạt tiêu chuẩn LEED. Tại sao phải làm điều này? Khái niệm về LEED? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn LEED.
1. Tiêu chuẩn LEED là gì?
LEED là viết tắt của Leadership in Energy and Environmental Design, là một bộ các hệ thống xếp hạng nhằm đánh giá thiết kế và hiệu suất về môi trường của các tòa nhà, doanh nghiệp. Cho đến nay, tiêu chuẩn LEED vẫn được công nhận là tiêu chuẩn xanh toàn diện nhất.
Tiêu chuẩn được công nhận, thẩm định và cấp giấy chứng nhận bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (U.S. Green Building Council).
Tiêu chuẩn LEED
2. Tại sao cần áp dụng tiêu chuẩn LEED trong các công trình hiện nay?
Với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe, LEED đem đến một công trình với không gian sản xuất xanh toàn diện, cải thiện môi trường làm việc, tiết kiệm ngân sách.
- Tiêu chuẩn LEED đem lại sự phát triển bền vững trên mọi mặt cho công trình. Đối với công trình cũ cải tạo lại LEED đưa ra các giải pháp nhằm cải tạo lại công trình cũ sao cho chi phí tối ưu mà có thể nâng cao hiệu quả sử dụng công trình tối đa .
- Đối với công trình mới, LEED buộc phải đưa ra quy chuẩn cho việc phát triển, hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng được một công trình có lợi cho sức khỏe, tối ưu nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí.
- Đối với việc xây dựng các tiện ích trong nhà, LEED đem lại sự thoải mái và tiện lợi, một không gian sống có lợi nhất cho sức khỏe, nâng cao giá trị về vật chất và tinh thần cho con người.
Với tất cả những tiêu chuẩn trên đã minh chứng rằng LEED là một tiêu chuẩn của công trình xanh toàn diện giúp nâng cao đời sống của con người, cải thiện môi trường, tiết giảm chi phí đáng kể trong việc vận hành, quản lý cũng như chi phí và năng lượng từ đó giúp tiết kiệm ngân sách chi tiêu của cá nhân và toàn xã hội.
Lợi ích của doanh nghiệp có thể đạt được thông qua chứng nhận LEED
Theo đó, các nhà máy đạt được những giá trị bền vững nổi bật theo công trình xanh chuẩn LEED khi:
Tuân thủ các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường xanh như tăng hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải, nâng cao chất lượng môi trường sống, tăng khả năng thích ứng của công trình với sự thay đổi của môi trường và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo một cách tối ưu.
Khác biệt của nhà máy đạt chuẩn LEED không phải là thiết kế kiến trúc, mà là thiết kế đạt các tiêu chuẩn về kỹ thuật: an toàn, sử dụng nước, điện hiệu quả và năng lượng tái tạo, cảnh quan xanh, tỉ lệ không gian xanh.
3. Đặc điểm của tiêu chuẩn LEED
Nếu như công trình được chứng nhận đạt tiêu chuẩn LEED, điều này nghĩa là công trình đó đạt được các tiêu chi khắt khe về việc sử dụng hiệu quả nước và tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải CO2, sử dụng tốt nguồn tài nguyên.
Những nhà máy, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xanh này, sẽ là lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp hiện nay trong việc đặt nơi sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, LEED có những ưu nhược điểm sau:
3.1. Ưu điểm của tiêu chuẩn LEED
LEED mang những ưu điểm sau:
- Thu hút doanh nghiệp lớn: Sự phổ biến rộng rãi của tiêu chuẩn LEED trên thế giới, với những tiêu chuẩn khắt khe nên những công trình đạt được chứng chỉ này thường sẽ thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn lựa chọn trong hợp tác, làm việc.
- Dễ dàng trong việc quảng bá, nâng cao hình ảnh.
- Đảm bảo phát triển bền vững.
3.2. Nhược điểm của tiêu chuẩn LEED
Bên cạnh đó, LEED vẫn tồn tại những bất cập nhất định, cụ thể:
- Tốn nhiều chi phí: bởi vì sự khắt khe nên trong quá trình thiết kế, thi công sẽ phải mất nhiều công sức và tiền bạc.
- Mất thời gian: Khó khăn trong việc tòa nhà đạt được tiêu chuẩn LEED do một vài quy định của LEED có thể không phù hợp với đặc thù của Việt Nam .
Tuy vậy, LEED vẫn là lựa chọn của nhiều chủ đầu tư lựa chọn cho công trình của mình. Minh chứng là, tính đến thời điểm năm 2020, Việt Nam có tổng 76 công trình đạt chứng chỉ LEED và 41 công trình đang chờ xét nghiệm (theo báo Vietnamnet).
4. Thang điểm đánh giá tiêu chuẩn LEED
Đánh giá tiêu chuẩn LEED
Lưu ý: Hệ thống LEED có thể áp dụng đánh giá nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ, hệ thống LEED để đánh giá trong ngành xây dựng.
LEED phụ thuộc vào 7 tiêu chí chấm điểm để cấp các chứng nhận LEED tương ứng bao gồm.
1. Vị trí xây dựng bền vững/ Sustainable site (SS) → 26 điểm
2. Tận dụng nguồn nước hiệu quả/ Water Efficiency (WE) → 10 điểm
3. Tận dụng và tái tạo nguồn năng lượng/Energy & Atmosphere (EA) → 35 điểm
4. Tiết kiệm tài nguyên và nguyên vật liệu/Material & Resources (MR) → 14 điểm
5. Bảo đảm không khí và môi trường sống/Indoor Environment Quality (IE) → 14 điểm
6. Cập nhật và tối ưu hóa thiết kế/Innovation & Design (ID) → 06 điểm
7. Khu vực ưu tiên/Regional Priority (RP) → 4 điểm
Tiêu chuẩn LEED cũng có những thang điểm để đánh giá. Nếu như điểm càng cao chứng tỏ công trình càng bền vững và thân thiện với môi trường. Cụ thể, cấp độ chứng nhận tiêu chuẩn LEED được phân theo cấp độ như sau:
- Chứng nhận Certified: 40–49 điểm
- Chứng nhận bạc – Silver: 50–59 điểm
- Chứng nhận vàng – Gold: 60–79 điểm
- Chứng nhận bạch kim – Platinum: 80+ điểm
Cấp độ chứng nhận tiêu chuẩn LEED
5. Hệ thống tiêu chuẩn LEED
Cụ thể thì hệ thống tiêu chuẩn LEED như thế nào, những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức sâu hơn về hệ thống tiêu chuẩn LEED này.
5.1. Cách thức hoạt động của chứng chỉ LEED
LEED Certification bao gồm các điều kiện tiên quyết và tín chỉ. Trong đó, điều kiện tiên quyết là những yếu tố bắt buộc phải đạt được, còn tín chỉ là hạng mức để nâng điểm số đánh giá công trình, dự án. Nhìn chung, yếu tố để đánh giá tiêu chuẩn LEED bao gồm:
- Hệ thống giao thông lân cận và địa điểm
- Hệ thống chất lượng môi trường bên trong tòa nhà.
- Cách sử dụng năng lượng tối ưu
- Cách bố trí, sắp xếp mảng “xanh” trong tòa nhà.
- Cách sử dụng nguồn lực, tài nguyên trong quá trình thi công công trình.
Hiện nay, hệ thống đánh giá LEED được cập nhật nhiều lần. Đến thời điểm sau 2016 thì công trình kiến trúc xây dựng cần đáp ứng được các tiêu chuẩn trong LEED v4.
5.2. Chứng chỉ của hệ thống đánh giá LEED
Các tiêu chuẩn đánh giá cho tòa nhà xanh:
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá công trình xây dựng mới.
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá trường học.
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá phần móng và giai đoạn thô.
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá bệnh viện, trung tâm y tế.
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá trung tâm thương mại (cả công trình mới và công trình cải tạo).
Các tiêu chuẩn đánh giá cho không gian trong tòa nhà:
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá không gian bên trong trung tâm thương mại.
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá không gian bên trong tòa nhà thương mại (văn phòng, nơi cư trú…).
Tiêu chuẩn đánh giá cho các toà nhà hiện có:
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá việc cải tạo và bảo trì tòa nhà.
Tiêu chuẩn đánh giá cho khu đô thị
- Tiêu chuẩn LEED đánh giá việc phát triển khu đô thị.
Tiêu chuẩn đánh giá cho nhà tư, nhà ở
-
Tiêu chuẩn LEED đánh giá nhà ở